Bạn đang băn khoăn chưa biết có nên tập Yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không và nếu có thì bài tập Yoga nào phù hợp để áp dụng lúc này? Để có đáp án chính xác cho các câu hỏi này, xin mời mọi người đọc bài viết dưới đây của Kiến Thức Thể Dục nhé !
Yoga là môn thể dục lành mạnh, có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể hiệu quả. Bộ môn Yoga dành cho mọi đối tượng, giới tính và lứa tuổi khác nhau. Một câu hỏi được đặt ra là, phụ nữ có nên tập Yoga trong thời kỳ kinh nguyệt hay không? Thực tế, vấn đề này đang có rất nhiều ý kiến khác nhau, gây tranh cãi trên các diễn đàn Yoga. Trong bài viết hôm nay, Kiến Thức Thể Dục sẽ phân tích kỹ hơn về vấn đề này, để mọi người có đáp án cho riêng mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào !
Có nên tập Yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ thường rất mệt mỏi, hay đau lưng và đau bụng, tâm tính thất thường, hay cáu gắt. Nhiều người cho rằng, khi đến ngày “đèn đỏ”, chúng ta không nên tập thể dục và điều đó đồng nghĩa là không nên tập Yoga. Nhưng thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã khuyên rằng, phụ nữ nên tập thể dục đúng cách, tập luyện Yoga nhẹ nhàng trong những ngày có kinh nguyệt. Theo ông Dương Bảo Ngọc, Câu lạc bộ Yoga Hà Nội thuộc Trung tâm UNESCO phát triển nhân văn nhận định: Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ vẫn có thể tập Yoga 1 cách đều đặn. Tuy nhiên, các bạn nên tập luyện các tư thế Yoga đơn giản, nhẹ nhàng, tránh các bài tập tốn nhiều năng lượng.
Tập Yoga trong “ngày đèn đỏ” mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Các động tác Yoga nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm được các triệu chứng đau bụng, đau mỏi lưng và hông. Khi thực hiện các bài tập Yoga, cơ thể tiết ra mồ hôi, giúp giải phóng hormon endorphin, giúp cơ thể giảm đau tự nhiên và nhờ đó, tâm tính phụ nữ dễ chịu hơn, lạc quan và thoải mái hơn. Vậy là, chúng ta đã có câu trả lời rồi đúng không, phụ nữ khi đến ngày kinh nguyệt, vẫn có thể tập Yoga bình thường.
Lời khuyên cho phụ nữ khi tập Yoga ngày “đèn đỏ”.
Mặc dù, trong ngày đèn đỏ, nữ giới có thể tập Yoga, tuy nhiên, đây vẫn là thời gian nhạy cảm nhất của người phụ nữ. Chính vì thế, khi tập luyện Yoga vào thời điểm này thì phái đẹp cần chú ý những điều sau:
– Phụ nữ khi tập Yoga trong ngày kinh nguyệt, tuyệt đối không được tập các tư thế lộn ngược như tư thế cái cày, tư thế trồng cây chuối, bò cạp… Theo nguyên lý trong bộ môn Yoga, cơ thể chúng ta có một dòng prana(khí) chạy từ trên xuống, khi ta thực hiện tư thế đảo ngược thì dòng khí đó sẽ bị đảo ngược. Đối với người bình thường thì tư thế này rất tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhạy cảm của nữ giới thì tư thế này không hề tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề sinh sản. Hơn nữa, các động tác đảo lộn này khiến tử cung bị kéo về phía đầu, làm căng dây chằng, có thể gây ra tình trạng tắc máu hoặc làm máu chảy nhiều hơn.
– Phụ nữ cần tránh các tư thế Yoga mạnh như gập sâu, vặn mình, các tư thế đứng sử dụng nhiều lực lên vùng bụng và xương chậu. Khi bị hành kinh, đa số chị em phụ nữ đều bị đau bụng, vùng xương chậu bị co thắt, nếu bạn thực hiện các động tác Yoga mạnh tác động đến vùng ngày càng làm cho nó đau hơn. Bạn nên tập các chuỗi bài tập Yoga thật nhẹ nhàng.
– Phụ nữ ngày đèn đỏ không nên thực hiện các kỹ thuật khóa cơ thể. Động tác khóa cơ, dòng khí của cơ thể sẽ đi lên thay vì đi xuống, gây tình trạng ép và co thắt vùng rốn, làm cơ thể phụ nữ bị mệt mỏi, khó chịu.
– Hãy lắng nghe cơ thể mình, để lựa chọn các tư thế Yoga sao cho phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ không thể tập luyện được nhiều tư thế, bởi vậy, các bạn nữ không nên ôm đồm, tập luyện quá sức, hãy tập luyện vừa phải để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.
Các tư thế Yoga có thể tập trong ngày “đèn đỏ”.
Yoga là một trong những phương pháp giúp điều hòa khí huyết, giải quyết được các rắc rối kinh nguyệt của phụ nữ rất hiệu quả. Dưới đây là một số tư thế Yoga phù hợp và rất hữu ích cho chị em phụ nữ trong ngày đèn đỏ. Cụ thể gồm:
1. Tư thế Yoga cánh cung.
Tư thế Yoga này được thực hiện khá nhẹ nhàng, có tác dụng xua tan cơn đau bụng kinh nguyệt, điều hòa lượng máu lưu thông đến tử cung và đồng thời giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn. Hướng dẫn cách thực hiện tư thế Yoga này như sau:
– Bạn nằm sấp xuống sàn, thả lỏng hông và để 2 tay xuôi theo chân.
– Nhẹ nhàng gập 2 chân lại, lấy 2 tay nắm lấy 2 mắt cá chân.
– Hít vào, nâng ngực và chân lên khỏi sàn. Mắt nhìn thẳng, thư giãn cơ mặt.
– Giữ nguyên tư thế đó và tập trung vào hơi thở. Cảm nhận cơ thể bạn lúc này như 1 cái cung. Hít thở sâu và dài, giữ khoảng 15-20 giây, sau đó bạn thở ra và thả lỏng người.
Lưu ý, những người đau cổ, đau lưng, huyết áp cao hoặc mới phẫu thuật bụng thì không nên tập động tác này.
2. Tư thế Yoga chó cúi mặt.
Tác dụng của tư thế Yoga này là giảm mệt mỏi, hết cơn đau bụng nhờ khả năng phục hồi các cơ quan chức năng quanh ổ bụng. Hướng dẫn cách tập luyện tư thế Yoga chó cúi mặt như sau:
– Bạn bắt đầu với tư thế đứa trẻ, 2 đầu gối quỳ xuống thảm tập, để đùi vuông góc với sàn nhà, 2 tay đặt xuống thảm, mở rộng bằng vai, các ngón tay mở rộng.
– Sử dụng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, 2 chân duỗi thẳng.
– Dịch chuyển 2 tay lên phía trước, lùi chân về phía sau, để kéo dài thân người hơn và đồng thời ép chặt bắp đùi khi di chuyển.
– Giữ tư thế này từ 1-3 phút, chú ý hơi thở đều đặn. Sau đó, gập đầu gối lại, trở về tư thế đứa trẻ.
3. Tư thế Yoga con lạc đà.
Bài tập Yoga này dễ dàng thực hiện, có tác dụng làm kéo căng các phần cơ thể trước, giảm những cơn đau, sự khó chịu của thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nó còn giúp quá trình lưu thông máu đến vùng tử cung nhanh hơn, giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Cách thực hiện bài tập Yoga này như sau:
– Bạn quỳ 2 đầu gối vuông góc với thảm tập Yoga. Đầu gối mở rộng hơn hông.
– Chống 2 bàn tay của bạn lên hông sau, từ từ uốn người về phía sau, bẻ cong phần hông.
– Đưa tay từ từ xuống 2 mông và xuống dưới bắp chân, để tay chống thẳng, đặt ấn vào phần gót chân. Thả lỏng người và giữ tư thế trên một cách thoải mái từ 10-15 giây.
– Rồi nhấc bàn chân lên để rướn người, trở về tư thế ban đầu.
Lời kết.
Như vậy, với bài viết trên đây của Kiến Thức Thể Dục, các bạn đã biết, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt đều có thể tập Yoga rồi đúng không? Với những chia sẻ về các bài tập Yoga và các lời khuyên khi tập Yoga cho người bị kinh nguyệt ở trên, chúng tôi rất hy vọng, các chị em phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh, căng tràn nhựa sống, ổn định kinh nguyệt tốt nhất. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi và hẹn gặp lại các bạn ở các chủ đề hấp dẫn tiếp theo !
Kiến Thức Thể Dục là trang web chuyên tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm tập thể dục, tập Gym & Yoga tham khảo lại từ các nguồn có độ uy tín cao. Nếu bạn là người yêu thích thể dục, thể thao & thể hình thì hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục kiến thức tập Yoga của chúng tôi để có thêm những kinh nghiệm hữu ích và áp dụng cho mình bạn nhé. Xin cảm ơn !