Đi xe đạp là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ đứa trẻ nào cũng nên học và thực hành. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách tập đi xe đạp cho bé nhà mình, một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1.Sự khác biệt của xe đạp so với các phương tiện khác
Xe đạp là phương tiện hai bánh, thông qua hệ thống bánh xe và liên kết với xích, để tạo thành một thể thống nhất, di chuyển bằng sức đạp đều đặn của hai chân. Khi sử dụng xe đạp, giúp cải thiện được thói quen sinh hoạt tập luyện đều đặn, tiết kiệm một khoản chi phí di chuyển.
Đó cũng là lý do mà nhiều đối tượng hay dùng xe đạp, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu phải tiêu thụ , không khí trong lành hơn.
2. Trẻ mấy tuổi có thể bắt đầu đi xe đạp?
Xe đạp là phương tiện không giới hạn độ tuổi đối với người sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn mẫu xe phù hợp với độ tuổi của bé.
Thông thường, từ 1,5 tuổi trở lên, là con có thể bắt đầu có thể tập luyện với xe đạp. Bạn có thể lựa chọn mẫu xe đạp thăng bằng, hoặc xe đạp không bàn đạp để bé có thể tập làm quen dần dần.
Xe đạp phù hợp với nhiều lứa tuổi trẻ nhỏ
Với bé lớn tuổi hơn, có thể cho bé sử dụng mẫu xe đạp thường, hoặc quen hơn và thêm một vài tuổi, là có thể đi xe đạp hai bánh thông thường.
3. Chuẩn bị đầy đủ trước khi dạy cách tập chạy xe đạp cho bé
Bài viết dưới đây, sẽ đề cập đến vấn đề hướng dẫn trẻ khi trẻ được 6 tuổi, cũng là độ tuổi trung bình bắt đầu cho bé tập xe, khi bé cũng đã cứng cáp và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần.
3.1 Chuẩn bị một chiếc xe có độ cao vừa đủ cho bé
Trẻ nhỏ từ 5-6 tuổi, sẽ phù hợp với một chiếc xe đạp có đường kính bánh 36 – 41cm. Chiếc xe là vừa vặn với bé khi bé ngồi lên yên xe, dang hai chân và chân chạm được mặt đất.
3.2 Tháo bàn đạp ra khỏi xe
Việc này có vẻ sẽ khiến cho bạn đọc nhạc nhiên, tuy nhiên thì việc tháo bàn đạp ra khỏi xe sẽ giúp bé ưu tiên việc đầu tiên là giữ thăng bằng. Bé dùng lực của hai chân để đẩy xe về phía trước, và dừng xe.
3.3 Chọn địa điểm bằng phẳng, rộng rãi để tập luyện
Để bé học đạp xe nhanh, bạn nên chọn sân trải nhựa đường hoặc bê tông. Tuyệt đối không để bé tập đi xe đạp ở dưới lòng đường, rất nguy hiểm cho bé vì có nhiều phương tiện giao thông đi lại, và bé dễ bị luống cuống trong các tình huống.
Chọn địa hình bằng phẳng để trẻ tập xe đạp
3.4 Chuẩn bị trang phục phù hợp
Hãy cho bé đội mũ dành riêng cho trẻ, không quá rộng hay quá chật. Chiếc mũ được cho là phù hợp khi khoảng cách từ thái dương đến vành trước của bé, có độ rộng là hai ngón tay.
Khuyến khích sử dụng các nệm ở khuỷu tay và đầu gối, để bảo vệ các khớp và sự trầy xước. Áo dài tay hoặc quần dài cũng giúp bảo vệ da khi ngã.
Tránh để bé mặc quần thụng hay váy dài, vì rất dễ bị vướng vào bánh xe trong lúc bé tập. Hay cả giày hở ngón, bàn chân của bé cũng có thể bị quẹt vào xe, hoặc chạm vào mặt đất. Hãy chuẩn bị cho bé một đôi giày thể thao vừa chân, bé sẽ tập luyện dễ dàng hơn.
3.5 Kiểm tra phanh
Hãy tìm hiểu phanh của xe đạp hoạt động như thế nào. Hướng dẫn bé cách bóp phanh, để bé quen với vị trí của phanh, biết được cảm giác bóp phanh, và hiểu được phản ứng của xe đạp khi bé bóp phanh. Khi đó, bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
4.Tập kỹ năng giữ thăng bằng
Sau khi bạn đã chuẩn bị cho bé về trang phục, xe đạp tập hay cả tinh thần của bé. Thì điều bạn cần làm tiếp theo là hãy tập cho bé giữ cân bằng.
4.1 Hạ thấp yên một chút
Bạn có thể điều chỉnh yên xe hợp lý, độ cao vừa phải để chân bé có thể sải thoái mái, và vừa đủ để chạm mặt đất.
4.2 Cách giữ trẻ
Lưu ý bạn có thể giữ trẻ sao cho bé cân bằng, thả lỏng tay không cần gì mạnh và không giữ vào xe. Hãy để cho bé có khả năng tự quyết định cách điều khiển hướng đi, tay cầm và lực đẩy của xe.
Giữ trẻ sao cho cân bằng
4.3 Để bé tự dùng lực đẩy về phía trước
Hãy hướng dẫn cho bé tự dùng lực của hai chân để đẩy về phía trước. Có thể lần đầu bé sẽ bị lắc lư, chao đảo, và bối rối. Bạn chỉ cần giữ bé lỏng tay, để giữ cân bằng cho bé và khiến cho bé yên tâm hơn. Hãy để bé tự điều khiển tay lái của mình, để bé học đạp xe được nhanh hơn.
4.4 Nhắc bé mắt nhìn thẳng, đừng cúi xuống nhìn xe hay nhìn đường
Bản năng của bé là nhìn xuống dưới, vì bé sợ ngã. Nhưng bạn hãy điều chỉnh lại hướng nhìn thẳng của bé, và động viên bé. Đồng thời nhắc nhở bé rằng việc nhìn thẳng giúp bé quan sát đường để đảm bảo an toàn cho bản thân.
4.5 Lắp lại bàn đạp cho bé
Sau khi bé giữ được thăng bằng tốt hơn rồi, đã biết dùng lực của bản thân để đẩy xe đi, cũng đã tự điều khiển được hướng đi của xe, thì bạn hãy lắp lại bàn đạp cho bé, nâng yên cao hơn một chút.
5. Hướng dẫn cách tập xe đạp 2 bánh cho bé
Sau khi bé đã quen với chiếc xe, đã biết giữ thăng bằng, thì bạn hãy hướng dẫn bé cách tập đạp xe.
5.1 Cho bé biết “vị trí bắt đầu” để bé đạp xe
Trước khi dạy cách tập đạp xe cho trẻ, bạn cần xoay bàn tập về vị trí thích hợp với bé. Vị trí bàn đạp sẽ là đối xứng nhau ở hướng 4 giờ và hướng 10 giờ. Trong đó, bàn chân thuận của bé ở hướng 10 giờ.
5.2 Hãy để cho bé tự tạo lực quán tính đẩy xe về phía trước
Bạn vẫn có thể giữ lỏng bé, để bé đặt chân thuận lên bàn đạp trước. Sau đó hãy nói bé đạp chân lên bàn đạp, yêu cầu chân kia của bé đặt lên bàn đạp còn lại của xe.
Đồng thời nhắc bé vẫn giữ tay lái, không phải quá gồng mạnh, và nhìn thẳng để quan sát trong quá trình di chuyển.
Để cho bé tự tạo quán tính đẩy xe
5.3 Bạn giảm lực giữ bé, và chạy theo cạnh xe
Những lần tập đầu, bé sẽ không giữ được lâu, và thường gặp tình trạng loạng choạng. Nhưng rồi dần dần bé sẽ quen hơn, đi được những quãng đường xa hơn một chút. Khi đó, bạn có thể giảm dần lực giữ bé, và vẫn chạy theo cạnh xe để quan sát và ổn định tinh thần của bé.
Sau khi bé đã bắt đầu chập chững đi được xe đạp, ngoài địa hình bằng phẳng cùng hướng đi thẳng, bé có thể gặp thêm một số trường hợp khác cần phải xử lý
5.4 Tập điều chỉnh tốc độ di chuyển khi vào khúc cua
Nếu bé muốn quẹo hoặc muốn cua ở các đoạn đường bé muốn đi, thì bé cần giữ tốc độ di chuyển ở mức trung bình. Không nên di chuyển với tốc độ quá nhanh hoặc quá chậm, hay kết hợp giữa việc vừa cua tay lái vừa bóp phanh. Nó sẽ khiến bé gặp rắc rối hơn ở vấn đề đang cần xử lý của mình.
Cách tốt nhất để thực hiện việc quẹo cua là trẻ nhỏ điều khiển chiếc xe đạp với tốc độ giảm dần, và bình tĩnh điều khiển tay lái. Khi bé không đạp xe, thì xe vẫn sẽ di chuyển theo quán tính và đồng thời điều chỉnh ghi đông, điều này giúp cho việc đạp xe của bé được an toàn hơn.
5.5 Học cách lao xuống dốc khi đi xe đạp
Trên đường, không phải lúc nào cũng là những bề mặt phẳng lý cho bé đạp xe. Ngoài những khúc cua, còn có những lần lên dốc, xuống dốc. Khi xuống dốc không đúng, người đi có thể dễ gặp tai nạn bất cứ lúc nào, kể cả khi không có tác động nào ảnh hưởng tới.
Điều bạn cần làm để đảm bảo an toàn cho bé trong lúc xuống dốc là kiểm tra phần thắng và bánh trước khi lái xe lao xuống dốc. Và bạn nên nhắc bé các xử trí trong lúc xuống dốc như: sử dụng thắng bóp nhẹ và từ từ, dùng thắng sau (vì thắng trước dễ bị giật cục và dễ ngã hơn), không sử dụng bàn đạp khi xuống dốc, giữ khoảng cách tốt với các xe cùng chiều, và di chuyển với tốc độ vừa phải.
6. Lời khuyên dành cho bé khi tập xe đạp
Ngoài việc hướng dẫn cách đạp xe như các bước kể trên, bạn nên khích lệ bé và đưa cho bé một vài lời khuyên như sau:
- Cách tập xe đạp cho bé cùng với những người khác, bé sẽ cảm thấy vui và hào hứng hơn. Việc tập xe và ngã là điều hoàn toàn bình thường, bé có động lực tập hơn nữa, để đạp xe được vững vàng hơn trong những lần tập sau.
- Đừng đoán trước phản ứng của những người đi đường, bé hãy tự tạo an toàn cho mình thông qua khoảng cách, tốc độ và cách xử lý trong các tình huống khác nhau.
- Hãy nhìn thẳng phía trước, cảnh giác và không được chủ quan trong bất kỳ tình huống nào.
- Dù có bận rộn thế nào đi chăng nữa, thì đối với trẻ nhỏ, bạn nên cảnh giác và trông chứng bé trong những buổi tập đi của bé đầu tiên. Cho đến khi bé bắt đầu có thể tự đi, thì sự kiểm soát của bạn cũng có thể giảm hơn một chút.
- Và hãy trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ như mũ… để giảm thiểu tối đa chấn thương có thể xảy ra.
Tập xe đạp cho bé với những người khác
Trên đây, Thiên Trường Sport đã hướng dẫn cho bạn cách tập đi xe đạp 2 bánh cho bé, và những lưu ý quan trọng trong quá trình tập luyện của bé.
Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức có giá trị tới bạn đọc, và có đầy đủ khả năng và kinh nghiệm để hướng dẫn cho bé yêu nhà mình.